Vật lý trị liệu trong điều trị các dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh (phần 1)
Ngày đăng: 10/12/2007
Lượt xem: 30102
Dị tật bàn chân là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh.nguyên nhân của các biến dạng này thường do tư thế trong tử cung. Trong 2 tháng ...
Dị tật bàn chân là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh.nguyên nhân của các biến dạng này thường do tư thế trong tử cung. Trong 2 tháng cuối của thai kỳ,bàn chân bị chèn ép trong tử cung do nhiều yếu tố khác nhau như thai lớn ký,khung chậu của mẹ hẹp,sinh đôi…Các trẻ có dị tật bàn chân thường kết hợp với một số dị tật khác do tư thế như vẹo cổ, trật khớp háng, gối duỗi quá…).
Người ta thường phân loại bàn chân để quyết định phương pháp điều trị bằng phương pháp Vật Lý Trị liệu cho phù hợp với các loại dị tật bàn chân.
Ở trẻ sơ sinh, thường có tư thế gập dang háng,gập gối, gập mặt lưng bàn chân hay gọi là bàn chân vẹo gót sinh lý.
Tuỳ theo vị trí của lực ép lên bàn chân và mức độ của lực ép màbàn chân lệch theo các hướng khác nhau.
Nếu lực ép trực tiếp lên lòng bàn chân : bàn chân vẹo gót sinh lý sẽ trầm trọng hơn, đó là bàn chân đụng gót.
Nếu lực ép ở phía trong bàn chân, bàn chân sẽ hướng ra ngoài ,ta có bàn chân vẹo gót lật ngoài,bàn chân vòm.
Nếu lực ép ở phía ngoài bàn chân,bàn chân sẽ hướng vào trong, ta có bàn chân áp,bàn chân vẹo trong,chân khoèo (bàn chân ngựa,vẹo gót,lật trong)
Ngoài ra chúng ta có thể gặp bàn chân bằng (do tiến triển của bàn chân lật ngoài) hay bàn chân lõm….
Đa số các dị tật bàn chân đều được chữa khỏi bằng phương pháp Vật Lý Trị liệu ,việc phát hiện càng sớm ,điều trị càng sớm thì kết quả càng tốt.
BÀN CHÂN ĐỤNG GÓT
Bàn chân đụng gót là dị tật thường gặp, dễ chữa khỏi.Bàn chân gập mặt lưng quá mức, thậm chí mặt lưng bàn chân chạm vào mặt trước cẳng chân,nhưng bàn chân không vẹo trong cũng như vẹo ngoài.
Để điều trị cần kéo dãn cơ mặt trước cẳng chân,tập mạnh cơ bụng chân, dùng nẹp hoặc cuộn gạc đặt ở mặt lưng bàn chân để cố định bàn chân trong tư thế gập mặt lòng.
BÀN CHÂN LẬT NGOÀI
Bàn chân lật ngoài là bàn chân gập mặt lưng quá mức như bàn chân đụng gót kết hợp với bàn chân lật ngoài.điều trị bằng cách đặt nẹp nhựa ơ mặt lưng bàn chân để kéo dãn nhóm cơ mặt trước cẳng chân hoặc dùng băng keo để cố định bàn chân trên đế nhựa,tập mạnh cơ bụng chân.
Đối với trẻ lớn , biết đi,bàn chân lật ngoài có thể tiến triển thành bàn chân bằng lật ngoài nên cần phải mang giày chỉnh hình trong nhiều năm.
Đăng bởi: CN.VLTL Lê Thị Đào
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021