Tư thế nằm sắp và nằm ngửa của trẻ .
Ngày đăng: 09/08/2010
Lượt xem: 30564
Theo nghiên cứu tại Mỹ,hàng năm có nhiều trẻ em chết đột ngột khi ngủ ( hội chứng đột tử – SIDS ), năm 1992 có khoảng 1,2 trẻ đột tử / 1.000 trẻ sinh ra, đến năm 2003 có 0,49 trẻ đột tử/1.000 trẻ sinh ra.Từ khi có chiến dịch ngủ nằm ngữa, biến cố đột tử giảm một cách đáng kể ở trẻ dưới 6 tháng tuổi ( 53%),nên tư thế ngũ nằm ngữa là tư thế tốt cho trẻ.Tuy nhiên,sự thành công rõ ràng trong việc giảm biến cố đột tử trong tư thế nằm sấp cũng đặt ra câu hỏi về hiệu quả của tư thế nằm ngửa trong quá trình phát triển của trẻ , trẻ nằm ngửa nhiều cũng góp phần cho việc chậm phát triển vận động, bị tật đầu lép do xương sọ của trẻ còn mềm nên dễ bị tì đè gây biến dạng xương hoặc bị vẹo cổ do tư thế nằm ngửa nghiêng đầu về một bên lâu dài gây co rút cơ cổ. .
Chậm phát triển vận động xảy ra khi trẻ không đạt được các dấu mốc phát triển bình thường của một đứa trẻ trong tháng đầu tiên cũng như trong năm đầu tiên của cuộc đời, việc chậm phát triển vận động cũng làm ảnh hưởng đến việc chậm khả năng học các kỹ năng cơ bản khác như nút bú ,nuốt,nhai, cầm nắm ,đứng ,đi… Tình trạng của một số trẻ được phát hiện sớm là chậm phát triển hoặc trẻ có nguy cơ chậm phát triển vận động sẽ trầm trọng thêm do ít nằm sấp,tuy nhiên các trường hợp chậm pht triển không trầm trọng lắm sẽ cải thiện và bắt kịp đà phát triển một cách nhanh chóng nếu có tậpVật Lý Trị Liệu với chiến lược nằm sấp.
Trong tư thế nằm sấp,các cơ lưng ,cơ cổ ,cơ thân mình sẽ hoạt động tốt hơn và đây cũng là các cơ giúp cho trẻ phát triển vận động về sau.Trong các tư thế khác nhau khi ngủ hay khi chơi sẽ giúp cho trẻ có những cơ hội để học cách vận động khác nhau .Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ cho rằng trẻ nằm ngửa khi ngủ và nằm sấp khi chơi là phương thức tốt nhất trong sinh hoạt hàng ngày nhằm hạn chế hội chứng đột tử và ngăn ngừa tình trạng chậm phát triển vận động , các biến dạng đầu cổ..
Vậy chúng ta nên cho trẻ bắt đầu nằm sấp khi nào? Nằm bao nhiêu lâu là đủ? Câu trả lời đó là : Cần cho trẻ nằm sấp càng sớm càng tốt , thậm chí vài ngày sau khi sinh, chỉ cần vài phút một lần , vài lần mỗi ngày , tư thế tốt được duy trì thời khóa biểu đều đặn, con bạn sẽ thích thú với tư thế nằm sấp và cũng giúp cơ cơ lưng,cơ cổ,cơ thân mình phát triển.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ thường ngủ nhiều, thời gian tiếp xúc của cha mẹ với trẻ chủ yếu thông qua các hoạt động cơ bản như cho bú ,thay tả, tắm bé…, vì vậy hoạt động nằm sấp cho lứa tuổi này chủ yếu là cách bế trẻ và giữ yên trẻ.
Đối với trẻ lớn hơn,chúng ta nên khuyến khích trẻ nằm sấp,hoặc bạn có thể cuộn một khăn lông đặt dưới ngực và phần trên cánh tay để nâng trẻ lên.Khi trẻ nằm sấp, rất tuyệt vời khi cho trẻ chơi với các trẻ khác,hoặc để đồ chơi ngoài tầm tay để trẻ cố với tới, bạn cũng có thể nói chuyện và hát với trẻ .Nếu trẻ thích nhìn về một phía, bạn hãy sử dụng đồ chơi, tiếng động hay các hoạt động khác giúp trẻ quay đầu về phía đối diện để tránh tật đầu lép và vẹo cổ.
Tư thế nằm sấp nên được kết hợp với các sinh hoạt hàng ngày , ví dụ bạn cho trẻ nằm sấp vài phút sau khi thay tả,sau vài lần trẻ sẽ thích thú và không phản kháng lại.Khi trẻ lớn hơn bạn sẽ tăng từ từ số lần nằm sấp hàng ngày, vào cuối tháng thứ 3 trẻ có thể nằm sấp 1 giờ/ ngày chia làm nhiều lần trong ngày .Tư thế nằm sấp có thể là trẻ nằm sấp ngang đùi bạn, bạn vác trẻ lên vai, trẻ nằm sấp trên bụng của bạn để trẻ giao tiếp bằng mắt từ đó gắn chặt thêm tình cảm giữa mẹ con hoặc bạn bế trẻ ở tư thế nằm sấp với mông trẻ hướng xuống dưới khi bế trẻ đi quanh nhà, bạn có thể sử dụng gương để trẻ thích thú và vui hơn khi nằm sấp vì trẻ nhỏ rất thích nhìn hình dạng khuôn mặt.
Tư thế nằm sấp cũng là tư thế lý tưởng để quan sát vận động của trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường,ví dụ trẻ hay nhìn về một bên, chỉ cử động tay chân một bên hoặc trẻ không thể ngẩng đầu, không thể chống tay khi trẻ 3 tháng tuổi, bạn nên mang trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên Vật Lý Trị Liệu để được hướng dẫn cụ thể.
Đăng bởi: CN.VLTL. Lê Thị Đào
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021