Gãy xương đùi
Ngày đăng: 06/06/2011
Lượt xem: 14775
Trẻ em thường hay bị gãy xương do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, trong đó có gãy xương đùi. Gãy xương đùi là loại gãy xương lớn, trẻ có thể bị sốc do đau hay do mất máu (nếu gãy hở). Do đó việc cố định xương đùi khi di chuyển rất quan trọng. Đùi gãy phải được cố định và di chuyền đồng nhất.Tùy theo số tuổi và cân nặng mà trẻ được kéo tạ hay mổ đóng đinh RUSH.Trong quá trình kéo tạ hay mổ, thân nhân trẻ nên chú ý đến vấn đề chăm sóc cho trẻ :
v Xoa bóp gót chân để kích thích tuần hoàn của chân đang kéo
v Trẻ bị lở loét do tì đè hay dị ứng băng keo
v Quan sát, theo dõi hệ thống kéo hàng ngày tránh di lệch
v Động viên an ủi, dỗ dành trẻ vì khi kéo xương trẻ rất khó chịu
v Chăm sóc vệ sinh cá nhân kỹ
v Sau khoảng 2-3 tuần kéo tạ, xương đạt kết quả tốt, trẻ sẽ được bó bột khoảng 6 tuần.Trong thời gian bó bột, thân nhân trẻ cũng nên lưu ý chăm sóc cho trẻ:
§ Theo dõi đầu chi có tê, tím tái không? (nếu có đưa trẻ đến bệnh viện ngay)
§ Hạn chế cử động tránh bể bột, nứt bột
§ Giữ vệ sinh cá nhân tốt tránh làm dơ và ướt bột
Tóm lại, gãy xương đùi là loại gãy xương lớn, điều trị lâu dài, đòi hỏi thân nhân trẻ kiên trì nhẫn nại, hợp tác cùng nhân viên y tế để trẻ được điều trị đạt kết quả tốt
Đăng bởi: Khoa Ngoại
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021