Đã có phương pháp điều trị mới ít xâm lấn cho bệnh trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ em
Ngày đăng: 05/11/2010
Lượt xem: 8612
Khoảng 1% trẻ em trên thế giới có bệnh trào ngược bàng quang niệu quản(TNBQNQ), bệnh có khuynh hướng trong gia đình, nếu cha hoặc mẹ có bệnh thì khoảng một nữa số con của họ mắc bệnh.
Bệnh thường biểu hiện ở 2 nhóm: nhóm 1 có chẩn đoán trước sanh ứ nước thận niệu quản và xét nghiệm sau sanh phát hiện có TNBQNQ, nhóm này thường được tiên lượng tốt vì phát hiện sớm; nhóm 2 thường phát hiện trễ hơn qua các đợt nhiễm trùng tiểu.
(Risk of renal scarring: Nguy cơ sẹo thận; Number of UTIs: số lần nhiễm trùng tiểu. Nguy cơ sẹo thận tăng nhanh với từng lần nhiễm trùng tiểu như lần NNT thứ 1 sẹo thận là 5%, lần thứ 2 là 10%......lần thứ 5 là 59%)
- Kháng sinh dự phòng: thông thường được sử dụng cho những độ nhẹ, hoặc trẻ quá nhỏ nhằm phòng ngừa nhiễm trùng cho tới khi TNBQNQ tự hết. Cách điều trị này có thể kéo dài nhiều năm và trẻ phải uống thuốc mỗi ngày. Bên cạnh đó trẻ luôn được theo dõi sát, tái khám định kì để chụp hình kiểm tra độ trào ngược. Tuy nhiên, điều trị dài ngày với kháng sinh có thể gây nên tình trạng kháng thuốc và điều này lại dẫn tới nhiễm trùng nhiều hơn.
- Phẫu thuật: áp dụng cho độ nặng hoặc thất bại với điều trị kháng sinh dự phòng. Phẫu thuật giúp ngăn được trào ngược. Tuy nhiên phẫu thuật cắm lại niệu quản là một phẫu thuật lớn, thời gian mổ kéo dài, bệnh nhi phải trải qua đau đớn, nằm viện dài ngày, tối thiểu là 7 – 10 ngày và chưa kể rất có nhiều biến chứng xảy ra sau mổ.
(Hội nghị Niệu nhi Châu Âu -ESPU lần thứ 8,tháng 10/2010, Paris,Pháp)
Đăng bởi: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch ( Hiện đang học tại Brussels - Bỉ)
Các tin khác
Phòng ngừa sớm bệnh trầm cảm ở trẻ em 30/12/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục thực hiện thêm ca ghép thận cho bệnh nhi từ người hiến chết não 28/12/2024
Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ em 23/12/2024
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024