Dị ứng thực phẩm
Ngày đăng: 02/11/2010
Lượt xem: 15803
Dị ứng thực phẩm là một đáp ứng miễn dịch bất lợi của cơ thể đối với protein trong thực phẩm.
Đạm trong thức ăn là thành phần dị ứng thường gặp nhất. Các lọai dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể hiểu lầm protein là chất có hại. Vài loại protein chống lại sự tiêu hóa và những chất không dược tiêu hóa này sẽ là đích của các IgE. Hệ thống miễn dịch, do cho rằng cơ thể bị ngầm tấn công, sẽ khởi động một phản ứng dị ứng. Các phản ứng này có thể nhẹ và cũng có thể rất nặng.
Những biểu hiện dị ứng bao gồm viêm da, rối loạn tiêu hóa và hô hấp, có khi sốc phản vệ, đòi hỏi phải được cấp cứu kịp thời. nếu không sẽ đe dọa tính mạng.
Dị ứng thực phẩm được nghĩ đến ở bệnh nhân có hội chứng dị ứng, biểu hiện bởi nhiều loại bệnh: viêm mũi hay viêm kết mạc dị ứng, chàm và suyễn. Hội chứng này thường có yếu tố di truyền, tiền sử dị ứng của gia đình gợi chẩn đoán bệnh.
Dị ứng thực phẩm có thể khởi phát cấp tính, từ vài giây đến vài giờ; Mức độ nặng và số lượng thực phẩm gây dị ứng cũng thay đổi theo từng cá nhân. Biểu hiện dị ứng thực phẩm có thể nhẹ, trong thời gian ngắn (vài giây) nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ với biểu hiện nhẹ ở da, đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể rất nặng với những biểu hiện của hệ hô hấp và tuần hoàn.
Bảng các triệu chứng và dấu hiệu của dị ứng thực phẩm
|
TRIỆU CHỨNG |
DẤU HIỆU |
Nhẹ |
Cảm giác bỏng rát miệng Ngứa môi, miệng Buồn nôn Đau bụng |
Ban sẩn, mề đay Phù mạch Xung huyết kết mạc |
Vừa |
Ho, thở khó Mất, giảm nhu động ruột Vã mồ hôi Kích thích |
Co thắt phế quản Nhịp tim nhanh Xanh tái |
Nặng |
Khó thở Trụy mạch Nôn Tiêu tiểu không tự chủ |
Co thắt phế quản nặng Phù thanh quản Sốc Ngừng tim , ngừng thở |
Các thực phẩm có thể gây dị ứng
Ø Ngũ cốc chứa gluten (lúa mì, mạch đen, yến mạch và lúa mạch).
Ø Động vật có vỏ ( nghêu,trai, sò, vẹm, cua , tôm…).
Ø Cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá trích, cá chình, cá ngừ, cá thu, cá nóc, …)
Ø Lòng trắng trứng chứa protein gây dị ứng .
Ø Sữa: trẻ mẫn cảm với đạm sữa bò hay không dung nạp lactose trong sữa.
Ø Đậu ( phộng, đậu nành, hoà lan …)
Ø Quả ( hạnh nhân, óc chó, hồ đào…)
Ø Các loại hạt ( hạt điều, hạt dẻ..) .
Ø Thự phẩm có nguồn gốc công nghiệp và sản phẩm chế biến sẵn (dầu thực vật, chất bảo quản, chất phụ gia, ... → dễ dị ứng )
Ø …
Một số thực phẩm có thể gây dị ứng chéo như khi dị ứng với sữa bò thì có thể dị ứng sữa đậu nành hoặc dị ứng với latex thì có thể dị ứng với một số trái cây như chuối, kiwi, bơ và một số thực phẩm khác, …
Việc điều trị bao gồm miễn dịch liệu pháp (giải mẫn cảm) hoặc tránh tiếp xúc với thực phẩm bị dị ứng. Những nghiên cứu hiện nay về kháng thể kháng IgE và dẫn dung nạp bằng đường miệng đặc hiệu hứa hẹn việc điều trị của một số lọai dị ứng thức ăn. Người bị dị ứng thức ăn có thể mang theo mình thuốc dạng chích Epinephrine như EpiPen hay Twinject, một số thông tin hướng dẫn cá nhân về bệnh và thực hiện một kế hoạch khẩn cấp với sự hướng dẫn của bác sĩ riêng.
Cần loại bỏ thực ăn bị dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ để tránh nguy cơ dị ứng với sữa bò và mẹ cần tránh một số thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao; Khi trẻ bị dị ứng với sữa bò, cho trẻ uống sữa thủy phân hoặc sữa đậu nành (nếu không bị dị ứng chéo).
Đối với gia đình có tiền sử bệnh dị ứng:
Ø Mẹ mang thai →tránh hút thuốc, không ăn TP có nguy cơ dị ứng .
Ø Cho bé ăn dặm ≥ 6 tháng , không ăn thịt bò, hải sản ,khoai tây …. trong những tháng đầu ăn dặm .
Ø Tránh sữa, đậu phộng, đậu nành, trứng, lúa mì …ở trẻ <1 tuổi nên ăn các loại hạt khi trẻ ≥ 3 tuôi.
Ø Đọc kỹ TP của SP trước khi mua, tránh TP chứa chất phụ gia và chất bảo quản.
Ø Phối hợp giữa gia đình ,nhà trường về chế độ DD đặc biệt cho trẻ.
Ø Tư vấn bác sĩ về cách chăm sóc và chuẩn bị một số thuốc cần thiết tại nhà cho trẻ.
Khi trẻ bị dị ứng, cần cho trẻ uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamine (theo tư vấn của bác sĩ trước đó) và đến bệnh viện ngay.
CẤP CỨU khi trẻ khó thở, tiêu tiểu không tự chủ hay cảm giác nghẹn ở ngực, họng, …
≥ 50% trẻ dị ứng thực phẩm trong năm đầu tiên sẽ hết dị ứng khi 2-3 tuổi.
2-5% trẻ dị ứng sữa bò trong1-2 năm đầu sẽ hết dị ứng khi > 3 tuổi; Tuy nhiên, < 1% sẽ bị dị ứng suốt đời.
Dị ứng với đậu, cá, tôm cua, sò thường kéo dài.
Nếu dị ứng nhẹ, có thể cho thử lại thực phẩm mỗi 6 tháng cho đến khi trẻ 3 tuổi với lượng nhỏ; Nếu xuất hiện các triệu chứng (thường sau 10 phút – 2 giờ ) à cần đưa trẻ đến BV ngay.
Nếu dị ứng nặng: tránh dùng thực phẩm dị ứng đó và các thực phẩm cùng nhóm suốt đời.
Những biểu hiện dị ứng bao gồm viêm da, rối loạn tiêu hóa và hô hấp, có khi sốc phản vệ, đòi hỏi phải được cấp cứu kịp thời. nếu không sẽ đe dọa tính mạng.
Dị ứng thực phẩm được nghĩ đến ở bệnh nhân có hội chứng dị ứng, biểu hiện bởi nhiều loại bệnh: viêm mũi hay viêm kết mạc dị ứng, chàm và suyễn. Hội chứng này thường có yếu tố di truyền, tiền sử dị ứng của gia đình gợi chẩn đoán bệnh.
Dị ứng thực phẩm có thể khởi phát cấp tính, từ vài giây đến vài giờ; Mức độ nặng và số lượng thực phẩm gây dị ứng cũng thay đổi theo từng cá nhân. Biểu hiện dị ứng thực phẩm có thể nhẹ, trong thời gian ngắn (vài giây) nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ với biểu hiện nhẹ ở da, đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể rất nặng với những biểu hiện của hệ hô hấp và tuần hoàn.
Bảng các triệu chứng và dấu hiệu của dị ứng thực phẩm
|
TRIỆU CHỨNG |
DẤU HIỆU |
Nhẹ |
Cảm giác bỏng rát miệng Ngứa môi, miệng Buồn nôn Đau bụng |
Ban sẩn, mề đay Phù mạch Xung huyết kết mạc |
Vừa |
Ho, thở khó Mất, giảm nhu động ruột Vã mồ hôi Kích thích |
Co thắt phế quản Nhịp tim nhanh Xanh tái |
Đăng bởi: Khoa nội tổng hợp
Các tin khác