Đề phòng trẻ gặp tai nạn, chuyện không bao giờ thừa
Ngày đăng: 11/10/2010
Lượt xem: 8793
Khoa Cấp cứu của bệnh viện Nhi đồng 2 gần như ngày nào cũng tiếp nhận những ca trẻ nhỏ gặp tai nạn. Mới đây nhất là trường hợp Bé Khôi-Ng, 13 tháng tuổi nhập viện vì uống nhầm thuốc lắc, Mẹ bệnh nhi cho biết có đưa bé sang nhà một người bạn chơi. Trong lúc chơi trên sàn nhà, bé thì vô tình nhặt được nửa viên thuốc lắc và uống. Đó là loại thuốc lắc liều cao, người lớn chỉ dùng nửa viên và có tác dụng sau 30 phút.
Đối với bé N-H-M, 15 tháng thì bị hóc xương cá do trong lúc ăn cháo bị sặc, Gia đình có đưa đi khám tại địa phương và được chẩn đoán bị mắc bệnh viêm thanh khí, phế quản và đã cấp toa thuốc kháng sinh cho dùng liên tục trong 12 ngày nhưng bệnh nhi vẫn tiếp tục khó thở. Thấy bé không bớt, gia đình đã chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng II. Tại đây, qua siêu âm, các bác sĩ khoa Hô hấp đã phát hiện bệnh nhi có dị vật nằm trong đường thở và tiến hành nội soi để lấy mảnh dị vật ra.
Một tai nạn thương tâm khác là bé 2 tuổi ở quận 7. Trong lúc chơi đùa, bé đu lên kệ treo tivi khiến chiếc máy thu hình rơi xuống đè lên người. Khi gia đình phát hiện ra, bé đã bất động. Tại khoa cấp cứu Bv Nhi Đồng 2, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị đa chấn thương nghiêm trọng do vật nặng đè lên. Việc hồi sức đã được các bác sĩ tiến hành liên tục. Đến chiều 30/8, tức hai ngày sau khi nhập viện, tình hình sức khoẻ của bé ngày càng yếu đi và không có dấu hiệu bình phục nên gia đình xin đưa về nhà. Các bác sĩ cho biết tai nạn này là hy hữu nhưng không phải chưa từng xảy ra. Cụ thể trong năm 2009, một cháu bé đã tử vong trong tình huống tương tự. Nguyên nhân là do trẻ đùa nghịch, đu đeo lên kệ tivi khiến tivi rơi xuống, đè lên người.
“ Hãy để mắt đến trẻ” đó là lời khuyến cáo của Bs Đoàn Thị Ngọc Diệp – Trưởng khoa cấp cứu Bv Nhi đồng 2. Theo Bs Diệp, phụ huynh có con nhỏ và giáo viên mầm non cần phải trang bị kiến thức về cách xử trí tai nạn sinh hoạt xảy ra tại nhà và trường học như: ngạt nước, ngộ độc thức ăn, sặc sữa, phỏng, chấn thương do vấp ngã... Bởi vì tai nạn đối với trẻ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi đôi lúc nằm ngay trong chính ngôi nhà, lớp học của bé. Nguy cơ đó có thể đến từ món đồ chơi của bé (bé nuốt đồ chơi dẫn đến hóc dị vật), kệ tủ (bé bị chấn thương do tủ ngã đè), bậc thang (té cầu thang trong khi bé tự lên xuống), chậu – xô nước (bé té vào chậu, xô nước dẫn đến ngạt nước), bếp (bé vào bếp chơi rồi bị bỏng lửa, thức ăn nóng, nước sôi), chất tẩy rửa, xăng - dầu (trẻ uống nhầm hóa chất mà cứ nghĩ là uống nước). “Khi trẻ bị ngạt nước, người lớn cần cấp cứu ngưng thở, ngưng tim tại hiện trường bằng cách hô hấp nhân tạo để cứu sống trẻ cũng như không để lại di chứng não về sau.
Hàng tháng. Bv Nhi đồng 2 luôn tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề " Vì sức khỏe trẻ em" . Trong đó chuyên đề “ Tai nạn sinh hoạt ở trẻ em, cách phát hiện, xử trí và phòng ngừa". Là chuyên đề này nằm trong khuôn khổ chương trình " Vì sức khỏe trẻ em" được tổ chức định kỳ hàng tháng tại Bv Nhi đồng 2 nhằm mục đích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xử trí tai nạn sinh hoạt xảy ra tại nhà, tại trường học như: ngạt nước, ngộ độc thức ăn, sặc sữa, phỏng, chấn thương do vấp ngã..v.v... Cũng trong buổi sinh hoạt chuyên đề này, những thao tác cấp cứu cơ bản đã được các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 hướng dẫn tận tình, chu đáo và là mục tiêu mà Bệnh viện Nhi đồng 2 đã,đang và sẽ tiếp tục triển khai hướng về cộng đồng thường xuyên.
Đăng bởi: Thanh Hà
Các tin khác
Phòng ngừa sớm bệnh trầm cảm ở trẻ em 30/12/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục thực hiện thêm ca ghép thận cho bệnh nhi từ người hiến chết não 28/12/2024
Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ em 23/12/2024
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024