Cấp cứu kịp thời trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Ngày đăng: 15/09/2010
Lượt xem: 11693
Khoa hồi sức Bv Nhi đồng 2 đã cấp cứu và điều trị kịp thời bệnh nhi sơ sinh do sặc sữa. Bé nhập viện ngày 6/9 trong tình trạng sốt và ho kéo dài, suy hô hấp trên, có đàm nhớt nhiều, viêm phổi, viêm phế quản và viêm họng. Tại Khoa hồi sức, bé được chẩn đoán là Viêm xẹp phổi, nhiễm trùng huyết. Bé được thở máy và theo dõi di chứng não có nguyên nhân bị hít sặc do bú sữa bình.
Bs Vũ Hiệp Phát – Phó Khoa Hồi sức Bv Nhi đồng 2 cho biết: Trẻ sơ sinh rất dễ bị sặc trong khi bú sữa hoặc uống thuốc, do cho bú không đúng tư thế (nằm ngửa đầu), bình sữa không đúng vị trí (sữa không ngập hết núm vú làm bé nuốt nhiều hơi), lỗ núm vú quá to làm sữa chảy xuống nhanh, bé nuốt không kịp. Bé còn quá nhỏ để có những phản xạ để tự bảo vệ khi sặc. Đến khi phát hiện bé bị sặc, thì sữa đã chảy tràn vào hai cuống phổi!
Tai biến sặc sữa ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm và có thể để lại di chứng nặng nề. Do đó, các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên có sự quan tâm chu đáo với trẻ, vì chỉ một sơ suất nhỏ có thể để lại những hậu quả lớn. Bình pha sữa của trẻ phải tiệt trùng bằng cách luộc kỹ, đảm bảo vệ sinh khi pha sữa, lỗ thông đầu vú không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi trẻ bú, nên nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi cho con bú, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không? Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ yếu, sinh non tháng.
Trước đây cũng năm 2010 tại bệnh viện đã từng cấp cứu hai trường hợp bị sặc sữa sơ sinh do Mẹ vừa ngủ vừa cho con bú.
Đăng bởi: Thanh Hà
Các tin khác
Phòng ngừa sớm bệnh trầm cảm ở trẻ em 30/12/2024
Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục thực hiện thêm ca ghép thận cho bệnh nhi từ người hiến chết não 28/12/2024
Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ em 23/12/2024
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024